HƯỞNG ỨNG NGÀY PHÁP LUẬT NƯỚC CỘNG HOÀ XHCN VIỆT NAM - CHỦ ĐỀ: TÌM HIỂU VỀ LUẬT TRẺ EM
- Thứ tư - 10/11/2021 09:49
- In ra
- Đóng cửa sổ này
"Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai" - Trẻ em là hạnh phúc mỗi gia đình, là chủ nhân tương lai của đất nước. Chăm sóc, bảo vệ, giáo dục để trẻ trở thành những con người phát triển hài hòa cả về thể chất và trí tuệ. Việc nâng cao nhận thức cho các em là quan trọng và cần thiết.
Hưởng ứng ngày Pháp luật nước Cộng hoà XHCN Việt Nam 9/11/2021, Liên đội HS trường THCS Huy Văn hăng hái, tích cực tham gia “Tìm hiểu về luật trẻ em”. Đây là một sân chơi hấp dẫn đối với tuổi trẻ học đường tìm hiểu pháp luật bổ ích, lí thú, tạo hiệu ứng xã hội tích cực góp phần nâng cao nhận thức pháp luật, ý thức tuân thủ, chấp hành luật trong học sinh, xây dựng, hình thành thói quen chủ động học tập, tìm hiểu pháp luật.
Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn. Quyền trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ em không chỉ là người tiếp nhận thụ động lòng nhân từ của người lớn, mà các em là những thành viên tham gia tích cực vào quá trình phát triển của chính mình.
Quyền trẻ em là một bộ phận không thể thiếu của quyền con người. Những người có độ tuổi dưới 16 tuổi được coi là trẻ em.
Trẻ em có những quyền cơ bản gì?
Theo Công ước về Quyền trẻ em, trẻ em có 4 nhóm quyền cơ bản:
1. Quyền được sống còn bao gồm quyền của trẻ em được sống một cuộc sống bình thường và được đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và phát triển thể chất. Đó là mức sống đủ, có nơi ở, ăn uống đủ chất, được chăm sóc sức khỏe. Trẻ em phải được khai sinh ngay sau khi ra đời.
2. Quyền được phát triển gồm những điều kiện để trẻ em có thể phát triển đầy đủ nhất về cả tinh thần và đạo đức, bao gồm quyền được học tập, vui chơi, tham gia các hoạt động văn hóa, tiếp nhận thông tin, tự do tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng. Trẻ em cần có sự yêu thương và cảm thông của cha mẹ để phát triển hài hòa.
3. Quyền được bảo vệ bao gồm những qui định như trẻ em phải được bảo vệ chống tất cả các hình thức bóc lột lao động, bóc lột và xâm hại tình dục, lạm dụng ma túy, sao nhãng và bị bỏ rơi, bị bắt cóc, buôn bán. Trẻ em còn được bảo vệ khỏi sự can thiệp vô cớ vào thư tín và sự riêng tư. Quyền được bảo vệ bao gồm cả không bị tra tấn, đánh dập và lạm dụng trong trường hợp trẻ em làm trái pháp luật hay bị giam giữ.
4. Quyền được tham gia tạo mọi điều kiện cho trẻ em được tự do bày tỏ quan điểm và ý kiến về những vấn đề có liên quan đến cuộc sống của mình. Trẻ em còn có quyền kết bạn, giao lưu và hội họp hòa bình, được tạo điều kiện để tiếp cận các nguồn thông tin và lựa chọn thông tin phù hợp.
Trẻ em biết được quyền của mình sẽ giúp các em tránh được các nguy cơ xâm hại từ môi trường xã hội.
Hưởng ứng ngày Pháp luật nước Cộng hoà XHCN Việt Nam 9/11/2021, Liên đội HS trường THCS Huy Văn hăng hái, tích cực tham gia “Tìm hiểu về luật trẻ em”. Đây là một sân chơi hấp dẫn đối với tuổi trẻ học đường tìm hiểu pháp luật bổ ích, lí thú, tạo hiệu ứng xã hội tích cực góp phần nâng cao nhận thức pháp luật, ý thức tuân thủ, chấp hành luật trong học sinh, xây dựng, hình thành thói quen chủ động học tập, tìm hiểu pháp luật.
Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn. Quyền trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ em không chỉ là người tiếp nhận thụ động lòng nhân từ của người lớn, mà các em là những thành viên tham gia tích cực vào quá trình phát triển của chính mình.
Quyền trẻ em là một bộ phận không thể thiếu của quyền con người. Những người có độ tuổi dưới 16 tuổi được coi là trẻ em.
Trẻ em có những quyền cơ bản gì?
Theo Công ước về Quyền trẻ em, trẻ em có 4 nhóm quyền cơ bản:
1. Quyền được sống còn bao gồm quyền của trẻ em được sống một cuộc sống bình thường và được đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và phát triển thể chất. Đó là mức sống đủ, có nơi ở, ăn uống đủ chất, được chăm sóc sức khỏe. Trẻ em phải được khai sinh ngay sau khi ra đời.
2. Quyền được phát triển gồm những điều kiện để trẻ em có thể phát triển đầy đủ nhất về cả tinh thần và đạo đức, bao gồm quyền được học tập, vui chơi, tham gia các hoạt động văn hóa, tiếp nhận thông tin, tự do tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng. Trẻ em cần có sự yêu thương và cảm thông của cha mẹ để phát triển hài hòa.
3. Quyền được bảo vệ bao gồm những qui định như trẻ em phải được bảo vệ chống tất cả các hình thức bóc lột lao động, bóc lột và xâm hại tình dục, lạm dụng ma túy, sao nhãng và bị bỏ rơi, bị bắt cóc, buôn bán. Trẻ em còn được bảo vệ khỏi sự can thiệp vô cớ vào thư tín và sự riêng tư. Quyền được bảo vệ bao gồm cả không bị tra tấn, đánh dập và lạm dụng trong trường hợp trẻ em làm trái pháp luật hay bị giam giữ.
4. Quyền được tham gia tạo mọi điều kiện cho trẻ em được tự do bày tỏ quan điểm và ý kiến về những vấn đề có liên quan đến cuộc sống của mình. Trẻ em còn có quyền kết bạn, giao lưu và hội họp hòa bình, được tạo điều kiện để tiếp cận các nguồn thông tin và lựa chọn thông tin phù hợp.
Trẻ em biết được quyền của mình sẽ giúp các em tránh được các nguy cơ xâm hại từ môi trường xã hội.